Các Khó Khăn Trong Dịch Thuật

Các khó khăn trong dịch thuật giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt. Bài viết sẽ cho thấy các khó khăn cần lưu ý trong dịch thuật Anh-Việt.

a. Khó khăn bắt nguồn từ sự bất đồng ngôn ngữ

Dịch chủ ngữ. Ví dụ, câu “My father is 50 years old. He works at a factory.” Từ “He” trong Tiếng Anh chỉ ngôi thứ 3 số ít thuộc nam giới. Từ “He” trong Tiếng Việt lại có nhiều từ biểu thị sắc thái khác nhau: nó, hắn, y, ông ấy, thằng ấy, gã ấy, chàng ấy…Cho nên tùy thuộc vào từng ngữ cảnh và ngữ nghĩa, ta sẽ lựa chọn từ để dịch sao cho phù hợp. Ví dụ:

Dịch từ láy: khi phải dịch các từ láy, dạng láy Tiếng Việt sang tiếng Anh, khó đảm bảo sự tương đương về hình thức và cũng không phản ánh hết được sắc thái ngữ nghĩa.

Sự chuyển đổi các cụm từ cố định – quán ngữ, thành ngữ tiếng Việt như “cái con mụ đanh đá kia”, “cái thằng lạc loài vô liêm sỉ ấy”, “cái ngữ chó chui gầm chạn như mày”; rồi “chuột sa chĩnh gạo”, “tham bát bỏ mâm”, v.v… cũng khó đạt được sự tương đương cần thiết.

b. Khó khăn thứ hai là do sự khác biệt về văn hoá giữa các dân tộc tạo nên

Mỗi đất nước có đặc điểm riêng về địa lý, lịch sự, đời sống vật chất, phong tục tập quán. Tức là một nền văn hóa riêng và đều được phản ánh rõ rệt trong ngôn ngữ. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình phức tạp, nền nông nghiệp lâu đời, cuộc đấu tranh chống ngoại xâm dai dẳng, oanh liệt… là những đặc điểm chính của nền văn hoá Việt Nam. Những sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm liên quan đến các đặc điểm đó phản ánh rõ rệt trong các tên gọi, vật dụng sản xuất, chế biến lúa gạo như: cày sâu cuốc bẫm, gieo mạ, làm cỏ, gầu giai, gầu sòng, bón thúc, bón đón đòng, xay, giã, giần, sàng, thúng, mủng, nong, nia, sọt, gạo tẻ, nếp cẩm, tám xoan, tấm.

Khi phải dịch những từ ngữ phản ánh những nét văn hoá đó sang các thứ tiếng nước ngoài, chúng ta gặp phải không ít khó khăn, khó khăn lớn đến mức tưởng chừng ta phải chịu bó tay, bởi vì trong ngôn ngữ đích không có những nét văn hoá như thế cho nên không có những từ ngữ tương ứng.

c. Loại khó khăn sinh ra từ sự khác biệt về phương thức tư duy của từng dân tộc

Người Việt ưa tư duy theo kiểu cụ thể, hình tượng: Lấy cái cụ thể hình tượng để biểu thị cái khái quát trừu tượng. Điều này có thể thấy rõ nhất trong lĩnh vực cấu tạo từ mới.

Tuy nhiên khi cần biểu thị khái quát thì tiếng Việt cũng có những từ ngữ ít khi hoặc không bao giờ tìm thấy trong các thứ tiếng khác. Thí dụ: Tiếng Việt có một mầu xanh chung chung, sau đó mới sắc thái hoá mầu xanh (xanh thẳm, xanh rợn, xanh u).

Người Việt lấy hình dáng, đặc điểm bên ngoài để gọi tên (định danh) các sự vật sự việc tạo nên ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa biểu vật) của từ. Củ có thể ở bên trên (củ su hào, củ ấu…), hoặc vùi sâu dưới mặt đất (củ khoai lang, củ gừng, củ chuối,…).

Các động từ chuyển động của tiếng Việt có thể chia ra làm các loại chuyển động tự dời chỗ (lăn, lê, bò, toài, trườn, chạy, nhảy, đi…) và dời chỗ đối tượng (mang, vác,…).

Lối tư duy theo hướng rất phù hợp với thực tế tồn tại khách quan.

Theo ngôn ngữ & đời sống, số 8 (142)- 2007

chuyendichthuat.com tự tin với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành Dịch Thuật sẽ hỗ trợ Quý khách một cách tốt nhất.

Để được hỗ trợ nhu cầu dịch thuật ngôn ngữ Anh-Việt, vui lòng gửi yêu cầu dịch thuật tiếng Anh đến chúng tôi tại đây.

 

Đội ngũ Chuyên Dịch Thuật.

5/5 - (1 vote)