Tòa thành nổi tiếng của Trung Quốc thu hút hàng triệu du khách mỗi năm bởi sự lộng lẫy, quy mô ấn tượng cũng như những sự thật thú vị mà ít ai biết tới.
Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 tới năm 1420, gồm 980 tòa nhà trên diện tích 720.000 m2.
Công trình được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới.
Tử Cấm Thành được xây dựng trong 14 năm với những vật liệu cao cấp như gạch Tô Châu, ngói men ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam.
Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế, gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh.
Đa số mái của các cung điện đều lợp ngói lưu ly màu vàng, màu tượng trưng cho triều đình Trung Quốc. Màu vàng trong thuyết ngũ hành là thổ, gốc của vạn vật, cho nên xưa nay màu vàng được giới thống trị xem là màu tôn quý nhất.
Tường cung điện được sơn màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự trang nghiêm, hạnh phúc, may mắn. Thời xưa, trừ hoàng cung ra, chỉ có phủ thân vương và những đền miếu quan trọng mới được dùng màu đỏ.
Tử Cấm Thành là một khu tổ hợp các công trình cổ, với nhiều hiện vật quý từ gốm và ngọc bích. Tổng cộng tòa thành này có 9.999 căn phòng.
Mỗi phòng trong số 9.999 phòng đều được trang trí bởi các bức tượng. Phòng càng quan trọng thì càng có nhiều tượng. Phòng quan trọng nhất có tới 10 bức tượng.
Khoảng một triệu hiện vật trong bảo tàng ở Tử Cấm Thành được coi là di sản quốc gia của Trung Quốc và nằm dưới sự bảo vệ của chính phủ Trung Quốc. Tổng công trình sư của Tử Cấm Thành là Nguyễn An, người Việt, sinh năm 1381. Sau khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ, xâm chiếm Đại Việt, ông cùng một lượng lớn thanh thiếu niên bị bắt sang Trung Hoa làm thái giám. Trong số thái giám phục vụ ở cung vua, Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An rất giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết nên tin dùng. Công việc của ông kết hợp nhiệm vụ của một nhà kiến trúc sư công trình, một nhà quy hoạch, một kỹ sư xây dựng lẫn một nhà quản lý dự án xây dựng ở thời đại ngày nay.
Những lính canh ở đây phải có chiều cao và cỡ người tương đương nhau để tạo sự đồng đều tuyệt đối khi diễu binh.
Tòa thành có tên Tử Cấm Thành là vì bất kể ai ra vào đây đều phải được cho phép. Thường dân không được vào, nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử tử.
Số 9 (cửu) được coi là con số tượng trưng cho hoàng đế, vì vậy có 9 cửa dẫn vào nội đình (hậu cung). Các cửa này đều là những tòa lầu được trang trí lộng lẫy.
Hai tượng sư tử đồng đặt trên bệ đá ở cửa nội đình gồm một con đực và một con cái. Con đực giữ một quả bóng dưới chân, tượng trưng cho quyền lực. Con cái giữ một con sư tử con, tượng trưng cho sự sống.
Phần móng của Tử Cấm Thành được lát các phiến đá dày 3 m để tránh có kẻ xâm nhập từ phía dưới.
Để thể hiện sức mạnh của “Thiên tử” tức “con trời”, nơi hoàng đế sống phải là trung tâm của thế giới. Do đó tất cả các cánh cổng, điện và các công trình của Tử Cấm Thành đều được sắp xếp quanh tâm trục Bắc – Nam của Bắc Kinh thời cổ. Trung tâm Tử Cấm Thành là Hoàng thành. Trung tâm Hoàng thành là Cung thành, trung tâm Cung thành là Thái Hòa điện, trung tâm của Thái Hòa điện là Tu Mi Sơn, tượng trưng cho trung tâm của vũ trụ. Tầng tầng lớp lớp kiến trúc ấy xoay quanh trục chính, hướng vào trung tâm và tôn quý trung tâm.
Bảo tàng ở Tử Cấm Thành có một trong những bộ sưu tập đồng hồ cơ thế kỷ 18-19 lớn nhất thế giới, với hơn 1.000 chiếc được chế tác tại cả Trung Quốc và nước ngoài.
Một trong những kiến trúc sư xây dựng Tử Cấm thành là người Việt Nam, thái giám Nguyễn An.